Quy trình cơ bản của chế bản in
Chế bản là một trong những thuật ngữ được dùng rất nhiều trong ngành in ấn. Tuy nhiên với những không chuyên hoặc mới tìm hiểu thì thuật ngữ này còn tương đối xa lạ. Để hiểu rõ hơn về chế bản in cũng như thông tin liên quan đến quy trình của công đoạn này, hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây.
Khái niệm chế bản in
Chế bản in là khái niệm để chỉ bước thực hiện đầu tiên của quá trình in ấn. Cũng có thể hiểu đơn giản thì quy trình chế bản là việc sử dụng ứng dụng thiết kế chuyên dụng như CorelDRAW, Ai, Pagemaker…
Trong quá trình chế bản, bên cạnh việc phải hiểu rõ về ứng dụng thiết kế những người làm thiết kế cũng phải trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về các vấn đề như:
Kỹ thuật in được áp dụng khi in bản thiết kế đó.
Các quy chuẩn thiết kế trong công nghệ in được lựa chọn
Cách tạo mẫu trang, dàn trang
In ra can, phim như thế nào,…
Đối với mỗi quy trình chế bản khác nhau, công việc của người thiết kế cũng có thể khác biệt đôi chút. Sẽ có những lúc người thiết kế cần kết hợp chữ, tranh ảnh, họa tiết,… thì mới có thể làm ra một tài liệu cho in ấn nhãn sticker, bao bì, ấn phẩm văn phòng, quảng cáo, tem nhãn sản phẩm hàng hóa, decal... Thường thì công việc chế bản sẽ được chia thành nhiều bước cụ thể, mỗi bước sẽ gồm những quá trình riêng biệt.
Hiện nay, ngoài công đoạn chế bản in thủ công còn có những hình thức chế bản in điện tử, kỹ thuật số hiện đại, điển hình là CTPress (Computer To Press). Chúng giúp làm nên những chế bản được điều khiển trực tiếp trên máy tính mà không cần sử dụng bản in.
Những kỹ thuật chế bản phổ biến trong in ấn hiện nay
Lĩnh vực in hiện nay đang áp dụng các kỹ thuật chế bản sau:
Công nghệ chế bản Computer to Plate: Kỹ thuật này bỏ qua quá trình rap phim, chụp bản trong in ấn. Thường thì máy chế bản sẽ được kết nối trực tiếp với máy tính và các bản in được thể hiện ngay trên thiết bị máy ghi bản. Cuối cùng, bản chụp được lắp lên máy in để thực hiện thao tác in.
Kỹ thuật chế bản CTF: Đây là kỹ thuật chế bản rất phổ biến, các dữ liệu in được in ra phim thông qua máy in film. Kế đến, film này sẽ được sử dụng để bình bản rồi chụp bản bằng những máy chụp bản thông thường. Cuối cùng, bản chụp sẵn sàng để lắp lên máy in.
Công nghệ chế bản Computer to Press: Là kỹ thuật chế bản tốt nhất giúp chuyển đổi trực tiếp dữ liệu số trong phần mềm thành hỉnh ảnh trên tờ in. Trong đó cũng bỏ qua những khâu trung gian như film, chụp bản, lắp bản in,…
Những phần mềm hỗ trợ công việc chế bản in
Để có thể chế bản in không nhất thiết phải sử dụng các loại máy móc cao cấp hay những thủ thuật phức tạp. Thay vào đó người thiết kế sẽ dùng các phần mềm như: CorelDRAW, Ai, Pagemaker… Vì thế mà những người có chuyên môn sử dụng các phần mềm này thường nhận trách nhiệm chế bản. Song cũng tùy thuộc vào tính chất của các sản phẩm in mà phía nhà sản xuất có thể lựa chọn sử dụng các ứng dụng thiết kế cho phù hợp.
Để có được những chế bản với chất lượng đạt yêu cầu, ngoài việc thành thạo các phần mềm, nhà thiết kế cũng phải nắm được những kiến thức cơ bản trong kỹ thuật in, cùng quy chuẩn thiết kế, phương pháp tạo mẫu trang,… Đây cũng chính là những nguyên tắc quan trọng trong lĩnh vực này.
Quy trình thực hành chế bản in
Bước 1: Nghiên cứu mẫu thiết kế
Ở bước này, người thực hiện sẽ tiến hành nghiên cứu mẫu thiết kế cả về bố cục, kích thước, màu sắc, họa tiết,… và cách dàn trang. Cũng ở công đoạn này, người nhận nhiệm vụ chế bản phải đảm bảo các yêu cầu của khách hàng thể hiện trên bản thiết kế.
Bước 2: Tiến hành dàn trang
Quá trình dàn trang là việc người thiết kế sử dụng các ứng dụng thiết kế như: CorelDRAW, QuarkXPress, In Design, Ai, Pagemaker… đẩy tất cả các thông tin và trình bày giống như yêu cầu đặt hàng của khách. Tất cả đều phải đảm bảo yêu cầu toát lên những ý tưởng mà khách hàng mong muốn.
Bước 3: Kiểm tra bản in ra can/phim
Người chế bản sẽ tiến hành việc kiểm tra các thông tin liên quan đến bản thiết kế. Trước khi chuyển đến công đoạn tiếp theo, khách hàng phải đồng ý, ký duyệt bản thiết kế. Ở đâu in ấn chuyên nghiệp, giá rẻ xem tại: insacmau.com
Bước 4: Theo dõi công đoạn in ra can/phim
Sau khi khách hàng đã chốt với bản in ra can/phim, xưởng in sẽ tiến hành theo dõi toàn bộ
quá trình in ra can/phim. Chất lượng của can/phim chính là điều cần quan tâm để có thể tạo ra một bản có chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh đó line phim cũng được các nhà thiết kế khuyến khích dùng hơn là scan. Bởi lẽ, chế bản in có thể có màu sắc rõ nét, độ bền cũng như giá cả rẻ hơn khi ra chế bản in A3. Chưa kể, line phim thường không bị giãn trong lúc ép nhiệt nên độ chính xác của ấn phẩm cũng cao hơn nhiều.
Bước 5: Rà soát lại tất cả quy trình in
Tại bước này, cần có sự theo dõi và phối hợp của các bên thực hiện quy trình, bao gồm tất cả những người tham gia công đoạn chế bản. Điều này đảm bảo sản phẩm được hoàn thiện nhất khi giao cho khách hàng.
Chế bản in cần có sự sáng tạo, cẩn thận và thực sự kiên nhẫn. Sự cẩn trọng sẽ giúp cho ấn phẩm đạt đúng chất lượng yêu cầu của khách hàng, mang đến sự hài lòng nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét